Những bí quyết nhìn người chuẩn trong tuyển dụng

Dĩ nhiên rồi, chẳng ai muốn một ứng viên tự cao cả, nhưng thực chất thì các ứng viên chứng tỏ rằng mình đầy đủ tự tin, thậm chí tự cao một chút lại là những nhân

Khả năng giao tiếp

Trong cuộc sống hiện đại, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt còn được nhận định là chìa khóa dẫn đến thành công. Thật vậy, sự thành công của một nhân viên không chỉ phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp và khả năng làm việc mà còn ở các mối quan hệ cá nhân và kỹ năng giao tiếp của họ. Nếu có năng lực chuyên môn, đó cũng là một lợi thế giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên nếu không có một mối quan hệ giao tiếp tốt, cơ hội thành công của bạn cũng không cao. Đây cũng chính là điều các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu trong quá trình phỏng vấn để phát hiện những người tài giỏi và có khả năng chuyên nghiệp trong giao tiếp.

Thái độ khi trả lời phỏng vấn

Công ty nào cũng muốn tuyển được những ứng viên có khả năng, nỗ lực cống hiến hết mình cho mục tiêu chung của công ty. Điều này có thể được thể hiện qua tinh thần cầu thị và niềm đam mê với công việc, công ty của các ứng viên ngay từ vòng phỏng vấn. Nếu ứng viên thực sự có đam mê và mong muốn được làm việc cho công ty, họ sẽ luôn coi trọng giờ giấc, trang phục và những ấn tượng đầu tiên. Không chỉ vậy, họ tìm hiểu các thông tin về công ty một cách cụ thể, rõ ràng hay sâu hơn là những hoạt động mới, các chính sách đổi mới của công ty. Điều này cho thấy những ứng viên như vậy là người chuyên nghiệp và cẩn trọng trong công việc.

Cách xử lý tình huống linh hoạt

Xử lý tình huống là một “chiêu” rất thường gặp trong các dạng phỏng vấn hiện nay, nhiều ứng viên vẫn nghĩ rằng đây là một dạng thử chỉ số IQ của người khác nên đã cố gắng tìm ra phương án đúng nhất, hay nhất. Vấn đề là, mục đích của các câu hỏi này dùng để kiểm tra khả năng phản xạ linh hoạt của bạn với các tình huống bất ngờ, qua đó đánh giá năng lực phân tích và đánh giá cục diện vấn đề của bạn bao quát nhất. Bằng việc đưa bạn vào tình huống không chuẩn bị trước và không có câu trả lời nào là đúng nhất, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có linh hoạt hay không, có hiểu được người đối diện đang muốn đặt bạn vào tình huống kiểu nào hay không. Những người trả lời tốt các câu hỏi này thường rất thú vị và hài hước, hay nói cách khác là họ khá thông minh và biết cách ứng biến, đây đều là các phẩm chất cần thiết mà nhà tuyển dụng mong muốn được thấy ở ứng viên.

Xử lý tình huống là một “chiêu” rất thường gặp trong các dạng phỏng vấn hiện nay
Tình huống này rất thường được Google áp dụng cho vị trí quản lý phát triển phần mềm, câu hỏi là: “Trong vòng 03 phút bạn hãy lập một kế hoạch sơ bộ để di tản một thành phố tại một bang của nước Mỹ”. Dĩ nhiên, bạn không cần phải có chuyên môn cao trong hoạch định đô thị mới giải quyết được vấn đề này. Trong tình huống này, câu trả lời mà các chuyên gia Google đánh giá cao nhất hóa ra lại là một câu hỏi ngược lại “Di tản vì chuyện gì, thưa ông?”

Sự tự tin

Dĩ nhiên rồi, chẳng ai muốn một ứng viên tự cao cả, nhưng thực chất thì các ứng viên chứng tỏ rằng mình đầy đủ tự tin, thậm chí tự cao một chút lại là những nhân sự sáng giá nhất cho công ty. Ngoài các kinh nghiệm chuyên môn và những thành quả đã đạt được, sự tự tin là cách mà ứng viên trực tiếp chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng anh ta nên có được vị trí công việc đó, vì bản thân mình đầy đủ khả năng và trách nhiệm đảm nhận, và anh ta tự hào về điều đó.

Một mẹo nhỏ cho các ứng viên tham dự phỏng vấn, mặc dù sẽ rất khó nếu buộc bạn phải tỏ ra mình tự tin trong các vị trí quá chênh lệch so với năng lực, nhưng dù trong tình huống nào đi nữa, việc bạn tỏ ra mình tự tin và thành thật với nhà tuyển dụng về bản thân sẽ giúp bạn có được kha khá điểm cộng đấy. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng cần những người có đầy đủ niềm tin vào bản thân và tin rằng mình sẽ làm được trong những tình huống xấu nhất.

Mục tiêu nghề nghiệp

Một ứng viên tài năng, chuyên nghiệp sẽ có một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng. Thông qua nghiên cứu CV và các ứng viên trả lời câu hỏi “Bạn có dự định gì cho tương lai” hay “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì”, các nhà tuyển dụng sẽ tìm thấy những ứng viên thực sự nghiêm túc và có ý định gắn bó lâu dài nếu các dự định của họ liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *