Những sai lầm lớn nhất trong quá trình tuyển dụng cần tránh

Khi công ty đang thiếu một vị trí có thể nói là quan trọng và yêu cầu nhà tuyển dụng phải nhanh chóng tìm được ứng viên để lấp đầy khoảng trống này

những sai lầm trong quá trình tuyển dụng sau đây cần phải tránh nếu muốn tuyển được nhân tài để góp phần sự phát triển, lớn mạnh của công ty.

1. Nhà tuyển dụng bị “choáng ngợp” bởi bằng cấp của ứng viên

Hầu như, nhiều nhà tuyển dụng rất quan tâm đến những bằng cấp mà ứng viên đạt được, có được. Họ quá bận tâm đến những bằng chứng mang tính chất “giấy tờ” mà không biết rằng có nhiều ứng viên, vì muốn làm “đẹp mình” trước nhà tuyển dụng nên đã cố gắng lấy được những văn bằng, chứng chỉ đó mà có thể năng lực thực tế chưa chắc gì ổn. Việc quá chú trọng vào bằng cấp, vô tình nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua một số ứng viên tiềm năng thực sự, họ mới chính là những người mà công ty cần và mong muốn mặc dù bằng cấp chẳng bằng ai. Điều này có thể làm cho công ty đã bỏ qua nhân tài tiềm năng ngay trước mắt.

2. Tuyển dụng chỉ dựa trên yếu tố khách quan

Một số ứng viên có thể tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bởi ngoại hình, cách nói chuyện hoặc các ứng viên đó được giới thiệu bởi những người quen, nên một số nhà tuyển dụng có thể chỉ vì đó mà tuyển các ứng viên này. Không chú trọng vào tiêu chí chính là tìm được người giỏi nhất để trở thành nhân viên phù hợp với vị trí mà họ đang tìm kiếm. Tuyển một người không có ưu điểm gì về chuyên môn, chẳng khác nào công ty có tuyển cũng như không. Những người này có thể tiến bộ trong tương lai nhưng công ty lại phải tốn một khoảng thời gian, tốn một khoảng chi phí, trong khi có thể tuyển được người có năng lực ngay từ đầu trong tuyển dụng.

Tuyển một người không có ưu điểm gì về chuyên môn, chẳng khác nào công ty có tuyển cũng như không
3. Nhà tuyển dụng không “dẫn dắt” tốt buổi phỏng vấn

Việc tìm ra được ứng viên hội tụ đúng những tiêu chí mà công việc cần, đòi hỏi người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng phải “điểu khiển” được buổi phỏng vấn. Những câu hỏi đúng sẽ quyết định được xem ai là người thích hợp nhất. Nếu đưa ra những câu hỏi không phù hợp, nhà tuyển dụng có lẽ sẽ chọn nhầm và bỏ qua người thật sự tốt nhất cho công ty mình.

4. Tuyển dụng theo kiểu đảm bảo số lượng

Khi công ty đang thiếu một vị trí có thể nói là quan trọng và yêu cầu nhà tuyển dụng phải nhanh chóng tìm được ứng viên để lấp đầy khoảng trống này. Tuy nhiên, không phải vì quá hấp tấp mà tìm ngay một nhân viên có thể nói là chưa được chọn lựa chọn kỹ sẽ mang lại hậu quả khó lường cho công ty. Nếu một vị trí quan trọng nhưng lại chọn lựa lơ là, sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như lợi ích của công ty.

Khi công ty đang thiếu một vị trí có thể nói là quan trọng và yêu cầu nhà tuyển dụng phải nhanh chóng tìm được ứng viên để lấp đầy khoảng trống này
5. Bỏ qua những dấu hiệu đặc biệt của ứng viên

Nhà tuyển dụng luôn là người mong muốn tìm được một nhân viên giỏi để cống hiến tài năng cho sự phát triển của công ty. Trong quá trình tuyển dụng thì một số ứng viên có thể trả lời những câu hỏi phỏng vấn không thể tốt như người khác nhưng họ có điểm đặc biệt hơn so với các ứng viên còn lại, mà nhà tuyển dụng không quan tâm tới thì vô tình đã bỏ lỡ cơ hội tuyển dụng người tài giỏi.

6. Không có kế hoạch sử dụng lâu dài

Một số nhà tuyển dụng chỉ mong muốn tìm được ứng viên lấp đầy vị trí đang trống tạm thời, khi làm như vậy nhà tuyển dụng sẽ nhận được kết quả công việc không phải là tốt nhất từ những nhân viên thời vụ này. Vì họ sẽ không công hiến, cố gắng hết mình cho những nơi mà họ không gắn bó lâu dài và ổn định.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *