Cùng mô tả công việc của nhân viên pháp chế/ pháp lý

Lao động, thương mại, doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực sản xuất mà có những điều chỉnh cho phù hợp. cụ thể hơn: Về vấn đề lao

Những câu hỏi luôn thường trực trong đầu tôi lúc này đó là sau khi chức năng, nhiệm vụ và những công việc- Chuyên viên pháp lý, nhân viên pháp chế thường đảm nhận trong doanh nghiệp là gì? Và các doanh nghiệp đòi hỏi gì ở các ứng cử viên, họ cần gì? Muốn gì? Và làm sao để hoàn thành tốt công việc của mình.


Vậy lại là một cuộc hành trình dài đi tìm câu trả lời. Chắc chắn chỉ khi nào trải nghiệm và làm việc thì mới có câu trả lời chính xác. Vậy làm sao để chuẩn bị cho mình những thứ được coi là cần thiết nhất lúc này để trở thành nhân viên pháp chế thực thụ. Cuộc hành trình bắt đầu từ những suy nghĩ, nhưng chia sẻ của thầy cô giáo anh chị khi còn trên giảng đường đại học, sau đó là việc lên các trang mạng đọc tất cả những bài viết về pháp chế doanh nghiệp, những quy định pháp luật về pháp chế doanh nghiệp, những bài chia sẻ kinh nghiệm của những người làm trong nghề …. Thêm nữa là hỏi thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, hỏi anh chị đang đi là:
Doanh nghiệp suy nghì gì về pháp chế?
“Mặc dù có vai trò rất quan trọng, nhưng tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp chưa được nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho là cần thiết bởi nhiều người có tính bảo thủ, ngại thay đổi thói quen kinh doanh, thích điều hành công việc bằng kinh nghiệm. Vì vậy, họ không quan tâm nhiều đến những quy định chặt chẽ của pháp luật. Họ chỉ quan tâm đến pháp luật khi ở doanh nghiệp có vụ việc sai phạm do bị phát hiện và có nguy cơ trở thành hình sự, hoặc sự vi phạm sẽ đem đến sự thiệt hại về kinh tế, hoặc gặp phải những rủi ro trong kinh doanh. Khi đó, họ mới quan tâm đến bộ phận pháp chế với mục đích là làm thế nào giải quyết vụ việc, khắc phục hậu quả một cách nhanh nhất, ít thiệt hại nhất”. Như vậy, vừa tốn kém mà hiệu quả lại không cao. Do sự nhận thức như vậy nên rất nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra, gây thiệt hại về kinh tế, để lại những bài học quý cho các doanh nghiệp rút kinh nghiệm.
Các công ty nước ngoài, doanh nghiệp quy mô lớn thì hầu hết đều có bộ phận pháp chế doanh nghiệp. Công việc pháp chế và quản trị rủi ro là công việc mang tính chất là “tầm nhìn xa”, nên không phải đơn vị nào cũng ngay lập tức nhận ra tầm quan trọng của nó. Vì thế thấy công việc của mình cũng sẽ có một tương lai sáng , không sợ “thất nghiệp”. hihi
Thứ đến là những quy định pháp luật, Từ quy định pháp luật: là nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), doanh nghiệp nhà nước và quản lý nhà nước về công tác pháp chế.
Tiếp đến là các doanh nghiệp cần gì, hay tiêu chuẩn đầu vào của nhân viên pháp chế: ví dụ ngân hàng ABC tuyển NV pháp chế như sau:
Nhiệm vụ, chức năng:
Tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động pháp lý của ngân hàng ABC cho các đơn vị/phòng /ban.
Hỗ trợ các phòng ban, chi nhánh soạn thảo, chỉnh sửa các văn bản, giấy tờ, Hợp đồng phù hợp với luật pháp Việt Nam.
Cập nhật những điều luật, nghị định, thông tư ban hành mới ảnh hưởng đến pháp lý Ngân hàng, Phòng công chứng nghiệp vụ để tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị khi có yêu cầu.
Tham gia quá trình thương lượng, gặp gỡ các đối tác cùng với các phòng ban chức năng trong việc chỉnh sửa, thương thượng hợp đồng.
Yêu cầu:
Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành Luật.
Nắm vững các hướng dẫn, quy định và quy trình nghiệp vụ trong công tác pháp lý.
Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong mảng Pháp chế của ngân hàng.( là cái yêu cầu không thể đáp ứng với sinh viên mới ra trường như mình) hihi…
Có chứng chỉ ngại ngữ, sử dụng thành tin học VP.
Có kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm, thuyết trình và soạn thảo văn bản xuất sắc.
Rồi nhiều nhiều các công ty khác nữa đều yêu cầu kinh nghiệm. Giờ nhìn lại bản thân chút nào: Đúng rồi là sinh viên mới tốt nghiệp thì đâu ra có kinh nghiệm, đâu ra co những tình huống va chạm để mà vào thực tế giải quyết trơn chu, đâu có phải lúc nào cũng nói luật là xong. Nói thực, cũng chưa tự tin khi ngay lập tức vào doanh nghiệp, rồi giám đốc giao ngay cho việc phải làm?
Đã cũng hiểu ra là mình đầu tiên phải đi học việc, khi đã được chỉ bảo, làm việc trơn chu biến thành kỹ năng rồi thì lúc đó không còn gì là phải e sợ khi làm pháp chế trong doanh nghiệp cả.
Vậy, công việc với nhân viên pháp chế/ pháp lý cần làm tại công ty là gì?
Xây dựng, rà soát lại toàn bộ hồ sơ pháp lý của Công ty, rà soát việc thực hiện, chấp hành pháp luật về: Lao động, thương mại, doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực sản xuất mà có những điều chỉnh cho phù hợp. cụ thể hơn: Về vấn đề lao động: quy chế tuyển dụng, lương thưởng, chế độ thai sản,…
Về vấn đề hợp đồng mua bán có tuân theo quy chế như thế nào, đối tác kinh doanh là người việt nam hay người nước ngoài, là loại hình doanh nghiệp nào.
Vấn đề thuế: nộp thuế như nào, cân nhắc có những điều chỉnh cho phù hợp, đúng pháp luật nhưng phải đảm bảo lợi ích doanh nghiệp. Có những thứ phải tùy cơ ứng biến , linh hoạt xử lý mới được.
Xử lý nợ, các hoạt động pháp lý khác (hình thức như một nhân viên pháp lý, LS đại diện theo ủy quyền) để giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực pháp lý . . . .
Xem ra một chuyên viên pháp lý trong một doanh nghiệp cũng là người rất phải có đầu óc, linh hoạt. Điều này mình tin mình làm được, chỉ có điều cho mình thời gian để chứng minh thôi.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *